Donnerstag, 29. Oktober 2015

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾN THÂN NGOÀI ĐỜI VÀ TRONG ĐẠO

http://amidaphat.com/wp-content/uploads/2014/03/DTC-BT.png„Người niệm Phật chỉ buộc tâm vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức biết ta đang niệm Phật. Như thế gọi là niệm Phật với cái tâm lìa bỏ“. 



Tiến thân trong đời là điều ai sanh ra trong cõi đời này cũng điều mong muốn và hướng tới. Tuy nhiên, người tu đạo và không tu đạo có cách tiến thân khác nhau.
Tiến thân của người đời là dùng đủ mọi mánh khoé, phương tiện (nhiều khi là hạ đẳng nhất) – miễn sao đạt được vị trí, quyền lợi, bổng lộc…
Người tu đạo luôn quán chiếu lối sống thiểu dục tri túc – nghĩa là lối sống ít mong cầu và luôn biết đủ. Tại sao lại như vậy? Bởi đời là vô thường, là vô cùng ngắn ngủi.
Thời Phật còn tại thế, Ngài đã hỏi 3 vị Sa Môn.
Ðức Phật hỏi một vị Sa môn: "Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?".
Ðáp rằng: "Trong vài ngày".
Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".
Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Ðáp: "Khoảng một bữa ăn".
Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".
Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?".
Ðáp: "Khoảng một hơi thở".
Phật khen: "Hay lắm! Ông là người hiểu Ðạo".


Mạng sống của chúng ta chỉ kéo dài trong một hơi thở vậy thì tại sao bạn phải ráng thủ chấp những chuyện thế tục, thường tình, rồi lấy đó làm tiêu điểm sống để sanh thêm phiền não?
Cách đối trị khi bị người „chiếu tướng“ và tâm sanh phiền não: đối diện những cảnh huống này, bạn hãy khởi tâm niệm ngay hồng danh A Di Đà Phật. Niệm đến khi nào cảm giác tức tối, khó chịu, sân hận trong tâm biến mất, thế vào đó là sự nhẹ nhõm, an lạc trong tâm hiện tồn. 

Trong pháp Niệm Phật Ba la Mật Phật dạy về cách niệm Phật với tâm lìa bỏ như sau:
„Người niệm Phật chỉ buộc tâm vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức biết ta đang niệm Phật. Như thế gọi là niệm Phật với cái tâm lìa bỏ“. 

Bạn hãy ráng thực hành theo pháp này, ngày qua ngày, đối cảnh, tiếp vật chẳng còn phiền não loạn nữa.

Trong Kinh A Hàm Phật có bài Kệ "Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó" TN xin ghi lại để chúng ta cùng quán chiếu:

Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài. 


Thiện Nhân

New Comments