Montag, 17. Dezember 2012

Tịnh Tâm Khi Ngủ - Phần I

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJ0J_0l6P8pb-V08q5x23b6FPEXvwdyzWIUOjfO4Al2qwqR1RBnADoLlO405uiNiuTXeQMKRQiJrquwkJ91hgI_QI1WfpKk0RomYUFnG9DqMB0NMGbbSuyV5IJ5tQuJ5oh5nM2Rr_v55s/s1600/Me-Phat-Ba-Quan-Am.jpg"Xin quí vị và các bạn lưu ý và đừng hiểu lầm ở sự tiếp thu nhanh-chậm câu Kinh trên vì thực tế nó không phụ thuộc vào kiến thức, học vị hay bằng cấp mà nó là cái duyên Phật của mỗi người..."

             








                Phần I

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng cho con người, đặc biệt sau một ngày làm việc mệt nhọc ai cũng muốn mình sẽ có một giấc ngủ cho lại sức. Tuy nhiên đó chỉ là ước muốn thông thường của mỗi chúng ta còn thực tế không phải ai cũng dễ dàng để đi vào giấc ngủ say như ý muốn. 

Trải qua một thời gian dài thực nghiệm và đúc kết những kinh nghiệm gặt hái được từ những người được Huệ Tâm hướng dẫn, nay Huệ Tâm xin ghi lại những kinh nghiệm này với tựa đề: Phương Pháp Tịnh Tâm Khi Ngủ, và Huệ Tâm hy vọng sẽ trợ giúp được quí vị và các bạn phần nào trong việc khắc phục sự mất ngủ và phục hồi chức năng này, lấy lại sức khỏe và cân bằng sinh thái.

1. Nguyên nhân mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta mất ngủ. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là chúng ta có quá nhiều mưu toan, lo nghĩ, tham vọng, trăn trở, hoài bão, ưu niệm... (hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si) và nguy hại hơn cả là chúng ta đã mang theo tất cả những ý niệm này vào trong giấc ngủ. Hẳn trong chúng ta ai cũng đã có lần (nhiều lần) vì quá vui, buồn, thương, giận... tới trằn trọc cả đêm cho... tới sáng? Sự lo toan, trăn trở đó với người phàm như chúng ta là điều khó tránh nhưng nguy hại hơn nữa là chúng ta mang theo ngay cả lúc chúng ta cần tịnh tâm để nghỉ ngơi. Sẽ có người phản biện: Con người sao tránh khỏi suy nghĩ?. Ý niệm này thiết nghĩ Huệ Tâm không cần diễn giải, nhưng nếu ta đặt cho mình một dấu hỏi: Nên suy nghĩ vào thời điểm nào cho thích hợp? và trong trường hợp ta không thể khắc chế nổi những suy tính trong đầu rồi dẫn tới loạn động, mất ngủ, suy thoái thân thể... thì chúng ta phải làm sao? Ở góc độ y học, chắc chắn chúng ta phải tìm tới bác sĩ để hội chẩn, xin kê đơn, uống thuốc... nhưng ở đây Huệ Tâm muốn gửi tới quí vị và các bạn một phương pháp trị liệu (khắc chế) sự loan động đó mà vị thuốc (phương tiện) quan trọng chỉ là một câu Kinh Quán Âm, qua đó có thể giúp cho quí vị và các bạn tịnh Tâm trong giấc ngủ.
Trước hết quí vị phải nhập Tâm được câu Kinh Quán Âm dưới đây.

Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.


http://i844.photobucket.com/albums/ab8/namoyts12/Chuan%20De%20Vuong%20Bo%20Tat/2008121211158909_2.jpg 
Theo Huệ Tâm biết người có ngộ tính (tính Phật) cao sẽ có thể nhập Tâm câu Kinh trên chỉ trong vòng một vài phút, nửa tiếng hoặc một hai canh giờ, ngược lại có thể trong vài ba ngày, một tuần, một tháng hoặc lâu hơn...

 Xin quí vị và các bạn lưu ý và đừng hiểu lầm ở sự tiếp thu nhanh-chậm câu Kinh trên vì thực tế nó không phụ thuộc vào kiến thức, học vị hay bằng cấp mà nó là cái duyên Phật của mỗi người. Phật tính vốn có sẵn trong mỗi chúng ta, nhưng vì chúng ta quá mê mải, đắm chìm trong hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si mà chúng ta đã quên (loại) mất đức tính tốt đẹp và cao quí nhất của chính mình.

2. Thực Hành

Khi quí vị và các bạn đã nhập Tâm được câu Kinh trên chúng ta có thể tiến hành thực tập ngay trước khi ngủ.

Yêu cầu: Không luyện tập trong tình trạng say xỉn bia rượu
Động tác: Mặc quần áo vừa đủ ấm, nằm ngay ngắn trên giường, hay tay để lỏng tự nhiên dọc thân. Dùng mũi hít thật sâu khí vào bụng (hít đúng sẽ thấy bụng dưới căng cứng là được) kế ngay đó thở phào hết khí từ trong bụng ra bằng miệng. Quan trọng: không thở quá chậm và quá gấp mà thở tự nhiên. Lập lại đúng 3 lần: hít bằng mũi - thở ra bằng miệng.
Khi chút hết khí từ bụng qua miệng chúng ta có cảm tưởng như mình đã tự nguyện chút hết những vui buồn, mệt nhọc... trong ngày. Vẫn nằm ngay ngắn, mắt từ từ nhắm lại, và lúc này dùng ý niệm để đọc thầm câu Kinh Quán Âm đã học nhập Tâm.

Lưu ý: Không cần đọc to (làm người khác bị ảnh hưởng), lúc đầu chưa quen có thể nhẩm thầm bằng miệng, khi đã quen và nhập Tâm chỉ cần tụng thầm từ Tâm tụng ra.

Với những người mới luyện tập thường xảy ra những ý niệm sau:

a. Càng tụng càng thấy Tâm loạn động
b.Tụng Kinh với ý niệm cầu mong cho mình chóng ngủ
c.Tụng được một hai hồi đã thấy nản, không muốn tụng nữa
d.Vừa tụng vừa suy nghĩ liên miên
d. Tụng nhưng nảy sinh hoài nghi câu Kinh không có tác dụng

Biện pháp khắc chế

Như đã đề cập khi chúng ta hít khí vào từ mũi và thở phào ra bằng miệng là chúng ta đã tự tâm muốn chút bỏ tất cả những phiền não trong ngày để tìm cho mình một giấc ngủ ngon giấc, như vậy việc chúng ta không thể đi ngay vào giấc ngủ là do chúng ta cố tình để cho tâm mình loạn động, từ đó cứ mải mê đeo đuổi theo những cảnh loạn động xảy ra mãi không ngừng, trong khi đó bản tâm của con người vốn dĩ thanh tịnh.

Theo kinh nghiệm đúc kết: thông thường khi chúng ta nhập Tâm được câu Kinh và nhất tâm tụng (tụng thầm) câu Kinh trên thì trong khoảng thời gian từ 3-5 phút tự trong ý niệm của chúng ta sẽ thấy tiếng câu Kinh vang lên từ trong Tâm ngày càng tròn-sáng và nếu cứ tiếp tục tụng thì ý niệm tròn-sáng đó ngày một rõ dần và chúng ta sẽ có một cảm giác người mình tự nhiên nhẹ dần và lâng lâng (như đang bay trong khoảng không) cho tới khi ta ngủ đi lúc nào không hay biết. 


Giấc ngủ của chúng ta lúc này là hoàn toàn trong sáng và thanh thản chứ không vì (nhờ) tác dụng của bùa ngải mà ngủ được.
(còn nữa)

New Comments